Đánh giá Chiến_tranh_La_Mã-Ba_Tư

Những cuộc chiến tranh giữa La Mã và Ba Tư đã được mô tả như là một sự "vô ích" và rằng nó quá "thất vọng và tẻ nhạt để thưởng ngoạn".[124] Như một lời tiên tri, Cassius Dio nhắc về một "chu kỳ không bao giờ kết thúc của những cuộc đối đầu vũ trang" và nhận xét rằng "nó cho chúng ta tự thấy rằng những chinh phạt [của Severus] là nguyên nhân chính của cuộc chiến kéo dài liên tục và khiển chúng tôi phải trả một cái giá rất đắt đỏ. Những khoản thu về thì ít mà lại tiêu tốn khoản tiền lớn và bây giờ mà chúng tôi đã tìm đến các dân tộc vốn ở gần người Mê-đi và người Parthia hơn là gần chúng tôi, chúng tôi luôn phải tham gia những trận chiến của những dân tộc này".[125] Trong chuỗi dài chiến tranh giữa hai siêu cường, biên giới ở vùng Thượng Lưỡng Hà thay đổi liên tục. Các sử gia đã chỉ ra rằng sự ổn định ở vùng biên giới trong nhiều thế kỷ là một điều đáng chú ý, mặc dù Nisibis, Singara, Dara và nhiều thành phố khác ở Lưỡng Hà đổi chủ liên tục theo và việc chiếm hữu của các thành phố ở biên giới giúp đế quốc đó có thể chiếm được ưu thế trong thương mại trước đối thủ của mình. R. N. Frye nói:[117]

Có ấn tượng rằng máu đổ trong cuộc chiến giữa hai nước mang đến một ít lợi lộc thực sự cho bên này hay bên kia như một vài mét đất chiếm được bằng cái giá đắt khủng khiếp của "cuộc chiến tranh hào" trong Thế chiến thứ nhất.

"Làm thế nào để có thể gọi là tốt khi người đó phải bàn giao thứ quý giá nhất của mình cho một kẻ lạ, một kẻ mọi rợ, vua của kẻ thù truyền kiếp của người đó, khi anh ta là một con người mang trong mình một đức tin tốt và còn kẻ kia là một người xa lạ và ngoại đạo?"
Agathias (Historia, 4.26.6, bản dịch tiếng Anh của Averil Cameron, dịch sang tiếng Việt bởi Wikipedia) nói về người Ba Tư, cách phê phán điển hình dựa trên cách nhìn của người La Mã.[126]

Cả hai bên đều cố gắng để biện minh cho các mục tiêu quân sự của mình bằng cả hai cách chủ động và phản ứng. Ước vọng thống trị thế giới của người La Mã đã đi kèm với một ý thức trách nhiệm và tự hào về nền văn minh phương Tây và tham vọng trở thành một người canh giữ hòa bình và trật tự. Các tài liệu La Mã tiết lộ những định kiến ​​lâu đời liên quan đến phong tục tập quán, kiến ​​trúc tôn giáo, ngôn ngữ và thể chế chính trị của các cường quốc Đông. John F. Haldon nhấn mạnh rằng "mặc dù những cuộc xung đột giữa Ba Tư và Đông La Mã thường xoay quanh vấn đề ai kiểm soát các vùng chiến lược xung quanh biên giới phía đông, nhưng luôn luôn có là một yếu tố tôn giáo tồn tại phía sau". Kể từ thời điểm hoàng đế Constantinus lên ngôi, các vị hoàng đế La Mã đời sau đều tự xưng là người bảo vệ cho các Kitô hữu ở Ba Tư.[127] Động thái này tạo ra sự nghi ngờ dữ dội về lòng trung thành của các Kitô hữu đang sống ở Ba Tư và thường dẫn đến những căng thẳng giữa La Mã-Ba Tư hay thậm chí là những đối đầu quân sự.[128] Một đặc điểm của giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến, khi mà nó bắt đầu năm 611-612, một cuộc đột kích đã sớm biến thành một cuộc chiến tranh xâm lược, sự ưu việt của cây Thánh Giá là biểu tượng cho sự chiến thắng đế quốc và các yếu tố tôn giáo mạnh mẽ đã góp công lớn trong công tác tuyên truyền của đế quốc La Mã; bản thân Heraclius gọi Khosrau là kẻ thù của Thiên Chúa và các tác giả thế kỷ thứ 6 và thứ 7 đều rất căm hận Ba Tư.[129][130]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_La_Mã-Ba_Tư http://www.allempires.com/article/index.php?q=sass... http://www.allempires.com/article/index.php?q=war_... http://www.ancientsites.com/aw/Post/1048936 http://www.derafsh-kaviyani.com/english/sassanian.... http://www.freewebs.com/vitaphone1/history/sozomen... http://www.freewebs.com/vitaphone1/history/sozomen... http://books.google.com/books?id=d9kFAAAAQAAJ&prin... http://www.iranica.com/newsite/index.isc?Article=h... http://www.livescience.com/13113-ancient-chemical-... http://www.questia.com/library/book/the-roman-near...